Tổng Hợp

6 Cách Giao Tiếp Hiệu Quả Bằng Ánh Mắt

Trong các kĩ năng giao tiếp không thể thiếu việc giao tiếp qua ánh mắt. Giao tiếp bằng ánh mắt có thể giúp bạn tạo ấn tượng với người đối diện và còn thể hiện được tính cách của bạn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể giao tiếp bằng ánh măt hiệu quả nhưng chúng ta mong muốn, vậy làm sao để giao tiếp qua ánh mắt hiệu quả?

Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn” , trong giao tiếp chúng ta không chỉ có giọng điệu, ngôn từ, những cử chỉ của cơ thể, mà còn có cả sự kết hợp của việc giao tiếp bằng ánh mắt. Làm sao để người khác cảm tháy thoải mái khi giao tiếp với bạn? Làm sao để người khác hiều được bạn đang mong muốn gì? Tất cả đều phụ thuộc một phần vào ánh mắt thể hiện của bạn.

1. Nhìn thẳng vào người đối diện khi giao tiếp:

Cũng giống như kỹ năng giao tiếp qua cử chỉ, khi muốn tập trung vào người khác bạn phải lựa chọn những chỗ ngồi mà bạn có thể quan sát người khác dễ dàng nhất. Thì giao tiếp bằng ánh mắt cũng vậy, bạn phải tập trung ánh mắt của mình vào người đối diện mình. Vì điều đó thể hiện sự quan tâm, khích lệ đối phương hãy tự tin cởi mở lòng mình. Tuy nhiên, nhìn tập trung không có nghĩa là bạn cứ liên tục nhìn chằm chằm vào người đối diện làm như vậy sẽ dễ khiến người nói cảm thấy ngại hoặc áp lực.

Nếu ai đó liên tục nhìn bạn không ngừng bạn sẽ có cảm giác như thế nào? Có phải trong đâu bạn sẽ xuất hiện hàng loạt câu hỏi như “không biết mình có nói gì sai không nhỉ?”, mình có làm gì sai không sao anh/chị ấy nhìn mặt không chớp mắt vậy?”…điều này gây sự lo lắng cũng như làm người nói bị phân tâm, dễ lạc đề câu chuyện. Vì vậy, thay vì liên tục nhìn chằm chằm vào mặt họ, bạn có thể thay đổi hướng nhìn xuống những bộ phận trên khuôn mặt. Hoặc tỉnh thoảng có thể nhìn xung quanh. Tuy nhiên, hãy nhìn thật khéo léo và thật nhanh để họ không thấy bạn bị xao lãng câu chuyện họ đang nói. Điều này giúp cuộc nói chuyện trở nên thoái mái hơn.

2. Tránh nhìn đi nơi khác hoặc nhìn xuống quá lâu:

Khi bạn giao tiếp với một ai đó, mà ánh mắt bạn liên tục nhìn đi chỗ khác sẽ tạo cảm giác bạn đang giấu họ một điều gì đó hoặc bạn không tự tin trong giao tiếp. Không chỉ vậy nó cũng tạo tâm lý khó chịu đối với người đối diện, vì khi họ nói bạn không chú ý lăng nghe hay có những biểu hiện không tập trung. Đây là nguyễn nhân dễ dẫn đến những mâu thuẫn hay tranh cãi trong các cuộc gặp gỡ.

3. Không chớp mắt liên tục:

Những hành động khi hai người nói chuyện với nhau như ánh mắt hay nhìn đi chỗ khác,liên tục vuốt mồ hôi tráng, gãi đầu gãi tai…điều thể hiện người đó đang lúng túng hay đang che giấu một sự thật nào đó và không muốn nói ra. Chớp mắt liên tục cũng vậy, đây có thể chỉ là thói quen binh thường hoặc do bạn quá căng thẳng với người đối diện. Nhưng bạn không nên chớp mắt liên tục, vì điều này gây sự mất tin tưởng của người đối diện bạn, họ sẽ nảy sinh những suy nghĩ không tốt về bạn. Đồng thời hành động này cũng gây mất điểm trong những buổi giao tiếp quan trọng ví dụ như ra mắt nhà bạn gái chẳng hạn.

4. Không nên nhìn khắp nơi khi đang giao tiếp

Khi lần đầu đi đến một nơi lạ lẫm thói quen của chúng ta là hay nhìn khắp nơi, tò mò những điều mới lạ. Đặc biệt khi được mời đến những nơi sang trọng, bạn luôn mang một tâm lý háo hức, phấn khởi. Nhưng hãy luôn nhớ rằng cho dù bạn có đang hào hứng cỡ nào thì hãy ghi nhớ tập trung vào câu chuyện mà mình đang giao tiếp. Bạn hãy đặt mình vào trường hợp khi bạn mời ai đó đến để tâm sự mà người đó liên tục nhìn đi chỗ khác hoặc cầm hết cái này đến cái khác lên nhìn, ngắm thì bạn có thật sự thoải mái hay muốn tiếp tục câu chuyện hay không? Tôi tin chắc câu trả lời sẽ là không. Vậy nên để tránh mất điểm và gây khó chịu cho người dồi diện bạn nên tránh việc nhìn đi chỗ khác quá nhiều.

5. Tránh ánh nhìn vô hồn:

Có những người nói chuyện không hay hoặc có những câu chuyện mà nội dung không mấy hấp dẫn bạn. Hãy tìm cách chuyển hướng hoặc rút lui. Đừng ngồi đó nghe mà ánh mắt vô hồn, đầu óc thì suy nghĩ chuyện khác. Vì như vậy sẽ khiến cho người khác nghĩ bạn không tôn trọng họ, bạn không muốn lắng nghe những gì họ đang chia sẻ. Nếu câu chuyện thật sự quá chán, hay bạn đã nghe đi nghe lại câu chuyện đó quá nhiều lần. Hãy khéo léo chuyển câu chuyện theo một hướng vui vẻ bằng những câu chuyện vui hoặc mời người đó đi một nới khác để họ cảm thấy bạn thật lịch thiệp và tử tế với họ. Thay vì cắt ngang câu chuyện khiến họ nghĩ bạn là người thô kệch và không ý tứ.

6. Không nhìn vào khuyết điểm của người khác

Con người nào cũng có những khuyết điểm của riêng mình. Có những người có khuyết tật trên cơ thể, có những người có những cách ăn mặc không được binh thường, hay cách đi đứng không được dễ dàng…Không nên nhìn chằm chăm hay luôn miệng nói về những khuyết điểm của họ. Làm như vậy sẽ khiến người đối diện cảm thấy mặc cảm và khó chịu. Dễ gây hiểu lầm là bạn đang soi mói, chê nhạo họ và điều này làm cho cuộc giao tiếp không đạt hiệu quả như chúng ta mong muốn.

Giao tiếp qua ánh mắt là cả một nghệ thuật. Và nghệ thuật này chính là chìa khóa vàng giúp bạn giao tiếp hiệu quả và xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp. Hãy rèn luyện mỗi ngày để giúp bạn tự tin và giao tiếp tốt hơn.

Lê Minh Hoàng.