3 Cách đổi tên thư mục User trong Windows 10
Quá trình sử dụng máy tính, sẽ có nhiều thao tác đòi hỏi chúng ta phải thực hiện… để đảm bảo việc học tập, công việc của chúng ta có thể diễn ra suôn sẻ. Thế nhưng không phải thao tác nào cũng ta cũng biết và cũng có thể thực hiện một cách thuần thục. Đơn cử như việc đổi tên thư mục User trong Windows 10. Liệu rằng bạn có biết cách làm sao cho nhanh nhất và chính xác nhất. Bài viết dưới đây, leminhhoang.vn sẽ giúp bạn làm được điều đó.
Những thông tin cần biết về thư mục User
Thư mục User là gì?
Thư mục User được hiểu là thư mục hệ thống, ở đó có chứa đựng các tập tin, thư mục cho một tài khoản người dùng xác định.
Vị trí của thư mục User ở đâu?
Thường thì thư mục User của người dùng thường nằm trong thư mục có tên User trên ổ đĩa hệ thống Windows. Hầu hết các máy tính đều là ổ đĩa C.
Có thể xóa thư mục User không?
Có. Khi xóa thư mục User, tài khoản người dùng sẽ không bị xóa theo. Theo đó, ở lần truy cập tiếp theo, máy tính sẽ được khởi động lại, người dùng tiến hành đăng nhập, một thư mục mới sẽ được khởi tạo. Hệ thống sẽ cho phép tài khoản người dùng bắt đầu lại. Xóa thư mục user cũng có thể giúp bạn giải quyết một phần vấn đề nếu máy tính của bạn bị dính vào phần mềm độc hại.
Làm sao để hiển thị thư mục User
Nhiều trường hợp, thư mục User trên máy tính bị ẩn. Muốn chúng hiển thị, người dùng sẽ thực hiện như sau: Nhấp View => Options => View => Show hidden files Folders and drives => OK để xác nhận.
Lý do cần đổi tên thư mục User trong Windows 10
Thực ra, khi đã tính đến chuyện đổi tên thư mục, chắc chắn mỗi người đều sẽ có riêng cho mình một lý do cụ thể, một số lý do phổ biến phải kể đến như:
+ Tên User đang sử dụng quá dài, muốn đổi sang một cái tên dễ nhớ
+ User hiện tại là tên của một người khác, của chủ sử dụng cũ… nên cần đổi để nó mang dấu ấn cá nhân người dùng…
+ Đơn giản hơn, có thể là cái tên đang sử dụng không được hay như mong đợi.
Và còn rất rất nhiều lý do khác nữa,… khiến người dùng muốn đổi tên thư mục User.
Chúng ta, ai cũng hiểu và biết rằng, thư mục User là thư mục của hệ thống, vốn dĩ không thể nào tiến hành đổi tên một cách thông thường. Muốn đổi tên nhanh chóng, chính xác nhất người dùng phải thực hiện đầy đủ, chính xác những thao tác trên máy tính. Nếu không thực sự hiểu hoặc được hướng dẫn một cách đầy đủ, chi tiết, thực hiện thành công quả thực và rất khó.
Những cách đổi tên thư mục User trong Windows 10
Thực hiện đổi tên tài khoản tại Control Panel
Để có thể đổi tên thư mục User trong Windows 10 thông qua việc đổi tên tài khoản trong Control Panel, người dùng sẽ phải làm như sau:
Bước 1: Truy cập vào mục Control Panle/ User Accounts
Bước 2: Màn hình máy tính hiển thị User Accounts, lựa chọn Change your account name như hình dưới
Bước 3: Đặt tên mới mà mình mong muốn, sau đó click chuột vào nút Change Name
Đổi Account Name trong Local User and Groups
Muốn sử dụng phương thức này để đổi tên thư mục User trong Windows 10 trên laptop hay máy tính, bạn sẽ phải thực hiện lần lượt các bước sau:
Bước 1: Mở tùy chọn Run bằng tổ hợp phím Windows + R, sau đó nhập chính xác cụm lệnh lusrmgr.msc và nhấn OK để mở Local Users and Groups.
Bước 2: Tiếp tục mở folder users, nhấn chuột phải vào mục User, sau đó trong menu lựa chọn Rename.
Bước 3: Nhập tên mới muốn sử dụng vào khung name box.
Đổi tên Adminstrator hoặc Guest trong Local Security Group Policy
Bước 1: Người dùng thực hiện truy cập Local Group Policy Editor
Bước 2: Tiếp tục mở Computer Configuration/ Windows Settings/ Security Settings/ Local Policies/ Security Options/ Account: Renam Administrator Account.
Bước 3: Tiến hành nhập tên mới muốn sử dụng và bấm OK để hoàn tất
Ngoài ra, bạn có thể thực hiện đổi tên thư mục User trong Windows 10 như sau
Bạn phải nhớ rằng, tên thư mục sau khi được đổi, các dữ liệu trong thư mục Desktop và Downloads cũng sẽ bị mất, người dùng tốt nhất nên tiến hành sao lưu dữ liệu qua ổ đĩa D, E hoặc F
Bước 1: Sử dụng quyền Admin để mở hộp thoại CMD
Bước 2: Nhập vào khung tìm kiếm lệnh “net user administrator / active:yes” sau đó nhấn Enter
Bước 3: Truy cập mục Start, tiếp tục chọn biểu tượng tài khoản và chọn Sign out
Bước 4: Chờ đợi đến khi màn hình đăng nhập xuất hiện, người dùng chọn Administrator để tiến hành khởi động vào Windows.
Bước 5: Truy cập thư mục User và click chuột phải vào thư mục cần đổi tên, lựa chọn Rename sau đó nhập tên mình muốn sử dụng vào.
Bước 6: Mở hộp thoại Run, sau đó nhập lệnh Regedit và nhấn Enter
Bước 7: Hộp thoại Registry Editor hiển thị, người dùng nhập đường dẫn: Computer\HKEY_LOCAL_MACHINE\SOFTWARE\Microsoft\Windows NT\CurrentVersion\ProfileList
Bước 8: Click chọn SID người dùng. Trường hợp bạn vẫn chưa biết SID người dùng trên máy tính của mình là gì thì sẽ phải thực hiện như sau:
+ Mở hộp thoại CMD và nhập lệnh wmic useracount get name SID và nhấn Enter
+ Vùng khoanh đỏ phía dưới chính là SID trên máy tính của bạn.
Bước 9: Tại vị trí cột bên phải, sau khi đã click chọn SID người dùng, bạn sẽ nhấn đúp chuột trái vào thư mục Profile Image Path. Hộp thoại mới hiển thị, người dùng lần lượt nhập tên mà mình đã đổi ở bước thứ 5 vào ô Value Data, sau đó nhấn OK để xác nhận lại.
Bước 10: Tại thư mục hiển thị CurrentVersion, người dùng chọn mục Winlogon => Nhấp đúp chuột trái vào thư mục LastUsedUsername rồi nhập tên cần đổi vào khung Value Data và nhấn OK để hoàn tất.
Bước 11: Quay lại mở hộp thoại Run và nhập lệnh Netplwiz và nhấn Enter
Bước 12: Mở hộp thoại User Accounts và click chọn tài khoản mà người dùng cần thay đổi tên => Chọn Properties
Bước 13: Khi hộp thoại mới hiển thị, người dùng nhập tên mà mình muốn đổi vào ô User name và nhấ OK
Bước 14: Tiếp tục truy cập mục Start và nhấn chọn biểu tượng tài khoản, nhấn Sign out
Bước 15: Tại vị trí màn hình đăng nhập, người dùng click chọn tài khoản vừa thay đổi để tiến hành khởi đồng vào Windows.
Bước 16: Nếu màn hình hiển thị thông báo lỗi Location is not available như hình dưới:
Người dùng sẽ phải thực hiện như sau:
+ Truy cập This PC => Click chuột phải vào thư mục Desktop => Chọn Properties => Chọn tab Location và nhấn nút Restore Default
+ Chọn Apply => Ignore All => Yes liên tiếp 3 lần và chọn OK
Bước 17: Sau cùng, người dùng quay lại dùng quyền Admin để mở hộp thoại CMD, thực hiện nhập vào lệnh net user administrator /active:no và nhấn Enter để hoàn tất.
Cách truy cập thư mục User trên Windows 10
Thông thường, muốn truy cập thư mục User trên Windows 10, người dùng sẽ truy cập vào ổ đĩa C. Nhưng cách này thường khá tốn thời gian. Nên bạn có thể lựa chọn một trong những cách thức sau:
Dùng hộp thoại Run
Mở hộp thoại Run bằng việc sử dụng tổ hợp phím Ctrl + R.
Khi hộp thoại hiển thị, người dùng nhập “.” Hoặc “%USERPROFILE%” để truy cập nhanh thư mục User như hình dưới:
Sử dụng Navigation Panel File Explorer
Người dùng nhấn chuột phải vào khu vực trống của phần cột bên trái trong File Explorer. Tại menu nhỏ hiển thị, chọn Show All Folders và thư mục User sẽ được thêm vào Navigation panel như một vị trí thường xuyên truy cập
Với cách làm này, bạn cũng có thể thêm một vài thư mục thường xuyên sử dụng vào bảng truy cập nhanh. Trường hợp muốn đến thư mục User nhanh hơn nữa, bạn cũng có thể nhấp chuột phải vào thư mục và chọn Pin to Quick Access.
Tạo lối tắt trên giao diện Desktop hoặc trên Menu Start
Người dùng nhấn chuột phải vào khu vực trống trên màn hình Desktop rồi chọn New => Tạo Shorcut.
Tại ô Location, người dùng nhập vào đường dẫn truy cập đến thư mục User, sau đó click Next. Tên thư mục lúc này sẽ được thêm vào bên ngoài màn hình.
Hoặc, người dùng cũng có thể truy cập File Explorer và click chuột phải vào thư mục User và chọn Pin to Start để nó được gắn tự động vào menu Start.
Trên đây là bài hướng dẫn chi tiết mà chúng tôi cho rằng sẽ có thể giúp ích cho bạn đọc trong quá trình thao tác, sử dụng thư mục User trong Windows 10. Nếu còn chưa rõ ở bước nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ tức thì. Chúc các bạn may mắn, vận dụng linh hoạt và thành công.