7 để trở thành người biết lắng nghe

Lắng nghe là một kỹ năng sống rất quan trọng mà không phải ai cũng chú ý đến tầm quan trọng của nó. Lắng nghe trong một cuộc hội thoại không đơn giản như nghe một bản nhạc hay xem một bản tin tức. Để có thể trở thành một người tâm lý và luôn lắng nghe được người khác là cả một quá trình rèn luyện và kết hợp với rất nhiều phương pháp khác nhau. Sau đây là 7 phương pháp kết hợp để bạn có thể trở thành một người đáng tin cậy và biết lắng nghe người khác.

Chủ động:

Khi một người đang nói chuyện với bạn, hãy luôn nhớ rằng bạn là người đang lắng nghe. Hãy luôn hường sự chú ý vào người nói. Điều này giúp họ thấy rằng ngay thời điểm đó chỉ có một điều khiến bạn quan tâm đó là bạn đang lắng nghe những gì họ đang nói với bạn một cách nghiêm túc.

Luôn tập trung khi lắng nghe:

Tập trung trong khi lắng nghe là bạn đang bày tỏ sự tôn trọng với ngườ đối diện. Sự tập trung thể hiện ở việc bạn lắng nghe câu chuyện, ý kiến của họ từ đầu đến cuối câu chuyện thật kĩ lưỡng.Không bao giờ được tỏ thái độ mất tập trung vì điều đó thể hiện sự khinh thường, không muốn nghe người khác nói chuyện với mình và nó cũng đồng nghĩa với việc thiếu tôn trọng. Khi người khác đang trình bày đừng nê xen ngang hãy suy nghĩ thật kĩ những quan điểm của bạn và nêu hết quan điểm của mình về ý kiến hay câu chuyện của họ.

7 CÁCH ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT NGƯỜI BIẾT LẮNG NGHE

Đặt câu hỏi:

Trong bất kỳ một cuộc đối thoại nào, bạn cũng có thể không hiểu hết tâm ý của người nói. Vì vậy, trong lúc bàn luận hãy lựa những thời điểm thích hợp để đặt những câu hỏi xác nhận những thông tin mà mình còn thắc mắc. Đó là một cách thể hiện sự tập trung cũng như sự quan tâm đối với người đang nói chuyện. Thói quen của mọi người khi nghe người khác nói về đề tài nào đó bạn quan tâm, bạn thường ngắt lời kể của họ một là đặt câu hỏi và chuyển hướng câu chuyện theo hướng bạn muốn nghe, hai là bạn ngăt lời họ và kể những ví dụ về chính bản thân bạn trong vấn đề bạn đang nghe. Để trở thành một người biết lắng nghe bạn nên để đôi phương làm chủ tình hình. Khi xuất hiện bát kì câu hỏi nào hãy ghi nhớ và đợi cho đến khi người kia kết thúc câu chuyện bạn có thể đặt câu hỏi. Như vậy bạn không chỉ thể hiện sự tập trung của bạn mà còn giúp cho người khác tập trung vào câu chuyện của họ.

Hưởng ứng với người đang nói:

Khi liên tục nói về một chủ đề mà người nghe chỉ lắng nghe cũng dễ dẫn đế tình trạng chán hoặc hiểu lầm là bạn không muốn nghe họ nói. Vậy phải làm sao để họ biết bạn là người biết lắng nghe? Hãy nói với họ một vài câu hưởng ứng với chủ đề họ đang nói, ví dụ như “à ý bạn có phải giống như thê này không” hay “để xem tôi có đang hiểu đúng những gì bạn đang nói không”. Như vậy không làm người khác chuyển hướng câu chuyện mà cảm thấy hứng thú khi nói chuyện với bạn hơn và điều đó thể hiện sự khuyến khích người kia tiếp tục câu chuyện.

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể

Khi nói chuyện với người khác, một là ngồi đối diện với họ để họ thấy được sự tập trung của bạn khi luôn chăm chú lắng nghe hoặc nhìn họ nói. Hai là có thể ngồi bên cạnh họ để họ cảm thấy bạn không muốn có bất kì khoảng cách hay bất kỳ điều gì cản trở điều họ nói. Như vậy tạo sự gần gũi và thân thiết giữa người nghe và người nói. Tùy từng trường hợp mà bạn sẽ chọn cách ngồi đối diện hoặc ngồi cạnh họ, đồng thời tránh những làm những việc gây xao nhãng, mất tập trung như lướt điện thoại, đọc sách báo, hay ngó nghiêng nhìn xung quanh…

Diễn giải nội dung bạn muốn trình bày

Phương pháp diễn giải là một phương pháp trong kỹ năng giao tiếp nhưng đa số mọ người đều không chú ý đến nó. Khi bắt đầu thảo luận hoặc nói về một vấn đề nào đó bạn chỉ nói liên tục, nói không ngừng nghỉ mà không để ý đến việc người nghe có hiểu rõ vấn đề bạn đang nói hay không. Không phải ai cũng có thể suy đoán và hiểu hết những gì người nghe cần diễn đạt vì vậy chúng ta nên có những cách diễn giải ý muốn của mình một cách ngăn gọn và dễ hiểu nhất. Việc này không chỉ giúp người nghe sễ hiểu mà còn giúp mọi người mở rộng cuộc nói chuyện hơn.

Im lặng

Đây là một điều rất tối kị trong giao tiếp. Khi chúng ta còn đi học thầy cô hay yêu cầu học sinh phải giữ trật tự khi giảng bài là để học sinh tập trung tối đa vào việc nghe giảng và hiểu bài, nhưng thầy cô giáo vẫn cho những câu hỏi hoặc bài tập để học sinh thảo luận với nhau để giữ không khí lớp không quá căng thẳng và áp lực Trong cuộc nói chuyện cũng vậy, im lặng có nghĩa là bạn tập trung nghe người khác nói, nhưng nếu sự im lặng kéo dài làm cho không khí trở nên nặng nề, căng thẳng, gây áp lực cho người nói. Hãy làm chủ sự im lặng, lúc nào cần im lặng, lúc nào cần nói, lúc nào cần đặt câu hỏi cho người nói để họ cảm thấy thoải mái hơn.

7 CÁCH ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT NGƯỜI BIẾT LẮNG NGHE

Tất cả những kỹ năng trên giúp bạn trở thành một người biết lắng nghe người khác, nhưng không phải lúc nào cuộc sống cũng dễ dàng như bạn mong muốn. Đôi lúc chúng ta vẫn gặp những khó khăn trong việc lắng nghe người khác. Vậy nguyên nhân do đâu? Có hai nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại khi chúng ta nghe người khác nói đó là:

Thái độ lắng nghe

Nói mà người khác không nghe chỉ có một là người nghe là người bị bênh điếc, còn hai là người nghe hoàn toàn không muốn nghe. Người lắng nghe có thái độ không muốn nghe vì họ thường cho rằng những điều người nói đang trình bày họ đã biết rồi và không muốn nghe hay không muốn chú ý tới nhiều. Nhưng đến khi cần nhắc lại hay hỏi đến thì họ lại không thể nhớ hoặc biết nhưng chưa rõ ràng.

Không chuẩn bị

Khi nói một vấn đề nào đó chúng ta thường có thói quen chuẩn bị những dữ liệu trong đầu để nói, nhưng khi nghe chúng ta lại không có thói quen ấy. Vì mọi người đều cho rằng lắng nghe thì chỉ cần nghe thôi không cần nói nên không chuẩn bị gì. Nhưng thực chất khi bạn thảo luận công việc với đối tác, với nhân viên, hay ngay cả với những người khác bạn phải luôn chuẩn bị sẵn sàng tinh thần để lắng nghe những khó khăn, góp ý hay phản bác của họ. Không chuẩn bị đồng nghĩa với việc thất bại trong giao tiếp.

Lê Minh Hoàng.